Chàng-Ngốc-Già mến chào các bạn,
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt nam, trong 3 ngày 25-27/05. Đây là làn đầu tiên sau gần 10 năm một nguyên thủ Pháp thăm Việt nam (Hollande qua năm 2016).
Thông tin vừa cập nhật là các deal được ký kết (chắc MoU) là 10 tỷ usd.
Nhớ lại hồi xưa, Pháp là một trong những nước nối lại mối quan hệ rất sớm với Việt nam. Năm 1993, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ, tổng thống François Mitterand là nguyên thủ phương Tây đầu tiên đến thăm Việt Nam. Mối quan hệ Việt-Pháp có nhiều khắng khít, nhất là về giáo dục, khoa học (như chương trình kỹ sư chất lượng cao, các học bổng, các chương trình trao đổi y tế). Tuy nhiên quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng chậm lại. Pháp là đối tác thương mại thứ 24 của Việt nam.
Cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đặt Việt nam trong tình huống khó xử vì phải tìm cách cân bằng và hài hòa trong mối quan hệ với 2 cường quốc. Cho nên có lẽ Pháp cũng muốn tranh thủ “chinh phục” thị trường 100 triệu dân. Trước mắt là có các deal máy bay (Airbus), vệ tinh, năng lượng hạt nhân, vắc-xin, vũ khí. Nhưng có lẽ cái mà Pháp mạnh và muốn bán được nhiều là hạt nhân và hệ thống giao thông công cộng.
Pháp hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới, thứ 3 ở châu Âu (sau Đức, Anh), còn tính ở EU là no.2. với quy mô cỡ 3,1 ngàn tỷ USD Sau Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine, kinh tế Pháp cũng chật vật để phục hồi. Dự phóng 2025, GDP của Pháp chỉ tăng trưởng cỡ 1-1,5%.
Pháp là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sở hữu vũ khí hạt nhân và một trong những quân đội mạnh nhất châu Âu. Ảnh hưởng toàn cầu của Pháp được củng cố qua các liên minh ở châu Phi (thông qua khối Pháp ngữ), khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (với các lãnh thổ hải ngoại như New Caledonia), và quan hệ đối tác chiến lược với các nước như Ấn Độ và Nhật Bản.
Pháp có những ngành công nghiệp mũi nhọn như hàng không vũ trụ (Airbus), thời trang xa xỉ (LVMH, Chanel), năng lượng (EDF), và nông nghiệp (rượu vang, thực phẩm). Bên cạnh đó là hệ thống giao thông hiện đại (TGV), giáo dục đại học uy tín (Sorbonne, École Polytechnique), và hệ thống y tế công hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Pháp đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế nghiêm trọng như nợ công cao, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội.
Xã hội Pháp đang đối mặt với những căng thẳng về bản sắc và hòa nhập. Với dân số khoảng 68 triệu người, Pháp là một trong những quốc gia đa dạng văn hóa nhất châu Âu, nhưng vấn đề nhập cư và hội nhập vẫn là tâm điểm tranh cãi. Các cuộc tấn công khủng bố trong quá khứ và những lo ngại về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã làm gia tăng tâm lý bài nhập cư, đặc biệt ở các khu vực nông thôn và ngoại ô.
Về chính trị, chính trường Pháp đang trải qua giai đoạn bất ổn. Cuộc bầu cử quốc hội năm 2024 đã dẫn đến một quốc hội không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối, khiến việc thông qua các chính sách trở nên khó khăn. Sự phân cực chính trị gia tăng, với sự trỗi dậy của các đảng cực hữu (Rassemblement National của Marine Le Pen) và cực tả (La France Insoumise), làm suy yếu vị thế của các đảng trung dung truyền thống.
Macron, dù được xem là nhà cải cách, đang đối mặt với tỷ lệ ủng hộ giảm sút do các chính sách kinh tế và xã hội gây tranh cãi. Chính sách đối ngoại của ông, với trọng tâm là “tự chủ chiến lược” của EU, đã định vị Pháp như một tiếng nói quan trọng trong khối, nhưng cũng gây căng thẳng với các đồng minh như Đức trong các vấn đề như năng lượng và quốc phòng.
Uy tín chính trị suy giảm của Macron phần lớn có thể được quy cho vòng tròn nội bộ ngày càng nhỏ hơn, sự tập trung quyền lực quá mức và thiếu sự gắn kết về tư tưởng của ông. Sau khi tái đắc cử, ông phải đối mặt với một loạt các thất bại chính trị cho thấy sự mất kết nối ngày càng tăng của ông với cử tri Pháp và cơ sở suy yếu. Một bài viết trên tờ PS nhận xét
Đối với nhiều công dân Pháp, Macron giờ đây là hình mẫu của giới tinh hoa Paris không thể chạm tới: thông minh, tự tin và tin rằng cách của mình là cách duy nhất.
Mình đang sống và làm việc ở Pháp, tính ra cũng sắp tròn 15 năm. Những quan sát và cảm nhận cho mình thấy một nước Pháp có tương lai không mấy sáng sủa (so với các nước phát triển và giàu có khác). Gánh nặng an sinh xã hội, vấn đề nhập cư, sự trỗi dậy của cực hữu hay cực tả.
Hy vọng chú Gà Gaulois còn có thể gáy khoảng 10-20 năm nữa.
CNG.
—
Tái bút: hôm nay trên mạng viral cái clip Brigitte và Macron khi vừa đáp máy bay xuống Nội Bài. Tuy nhiên theo đoàn tùy tùng và điện l’Élysée thì đó là ghẹo nhau 1 chút (tiếng Pháp gọi là chamaillerie).
«Đó là khoảnh khắc tổng thống và phu nhân xả hơi lần cuối trước khi chuyến đi bắt đầu bằng việc đùa giỡn», đoàn tùy tùng của Emmanuel Macron cuối cùng đã bình luận với các nhà báo theo dõi chuyến công du vào thứ Hai. «Đó là khoảnh khắc thân mật. Không cần gì hơn để cung cấp thêm luận cứ cho những người theo thuyết âm mưu», cùng nguồn tin cho biết thêm, đổ lỗi cho những bình luận tiêu cực chủ yếu đến từ các nhóm ủng hộ Nga.
CÁC BẠN ĐỌC THẤY HAY THÌ SHARE ĐẾN MỘT VÀI NGƯỜI KHÁC NHÉ, HOẶC RESTACK (REPOST). CẢM ƠN MỌI NGƯỜI
Chàng tổng thống đẹp trai mê sưu tầm đồ cổ