Chàng-Ngốc-Già mến chào các bạn,
Khoảng thời gian này rất nhiều gia đình, phụ huynh cân nhắc việc đăng kí học Đại học cho con em của mình. Vì đây là một khoản đầu tư khá lớn, từ tiền bạc, công sức, thời gian, rồi chi phí cơ hội.
Nhưng câu hỏi còn quan trọng hơn “có nên đầu tư“ là “nên chọn ngành nào“. Vì nhu cầu của thị trường, xu hướng phát triển của các ngành nghề có ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Một trường ĐH danh tiếng không thể đảm bảo 100% thu nhập tốt cho SV ra trường, vì trong trường có nhiều ngành khác nhau. Có những trường không phải top nhưng một chuyên ngành nào đó top thì cũng rất đáng để theo học.
Ở Mỹ đã đã có một số nghiên cứu, và thống kê tỷ suất sinh lợi (ROI) của việc học đại học. Các bạn có thể tham khảo thêm các sources ở đây
Ở các nước phát triển, nhiều nghề vừa đòi hỏi kỹ thuật, vừa đòi hỏi chân tay thì thu nhập rất cao, còn cao hơn giáo sỹ tiến sư. Ví dụ như thợ điện, nước, gas, lái xe chuyên dụng, thợ hàn … Ngay cả ở Việt nam, có những nơi cần tuyển thợ tay nghề cao mà không tìm ra được, vì họ cần tính khoa học, thẩm mỹ. Có những boutique hàng hiệu, họ phải đưa đội thợ nước ngoài sang thi công.
Cho nên Đại học không phải là con đường duy nhất, khi mà bây giờ ở Vietnam bạn nào tốt nghiệp PTTH cũng có thể trở thành SV. Hãy khôn ngoan lựa chọn con đường nghề nghiệp mà thị trường cần, trong nước và nước ngoài. Các bạn có thể đọc thêm source ở đây.
Về chuyện việc làm, generative AI đang là một chủ đề rất được quan tâm. Nó tạo ra cơ hội tăng năng suất, tạo việc làm mới nhưng cũng xóa đi nhiều việc làm. Những mặt trái của nó như deepfake cũng rất đáng lo sợ. Bạn thử hình dung 1 ngày, 1 người quen đã mất gọi video call cho bạn, với khuôn mặt và giọng nói y chang ?
Ảnh hưởng của generative AI lên các ngành khác nhau, các bạn có thể xem xu hướng ở đây
Trong tuần rồi có 1 bài mình thấy tâm đắc là của Prof. Alex Edmans, nói về một doanh nghiệp không thể nào làm hài lòng tất cả các stakeholders, dù có thể làm miếng bánh to hơn. Điều này cũng đúng với từng cá nhân chúng ta: chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh.
Vì vậy mà cần có sự ưu tiên, phải có sự đánh đổi (trade-offs). Link của bài ở đây
Trong tuần, chuyện quốc tế nổi bật là BRICS mở rộng, kết nạp thành viên mới. Nhưng BRICS không có mục tiêu kinh tế rõ ràng, chỉ là một biểu tượng chính trị. Bài của bác Jim O’Neill trên Project-Syndicate phân tích rõ chuyện này “Does an Expanded BRICS Mean Anything?“.
Đầu tàu của BRICS là Trung Quốc, và lúc này TQ đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn. Kinh tế tăng trưởng chậm lại do thiểu phát, khủng hoảng bất động sản và nợ do một thời gian dài tăng trưởng của TQ là dựa vào bất động sản chứ không phải là xuất khẩu như nhiều người nghĩ.
Nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình sẽ ưu tiên sự “ổn định“, không để đổ vỡ tài chính và do đó sẽ hỗ trợ nền kinh tế ở mức độ vừa phải, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp (thân hữu) hơn là trực tiếp đến người dân.
Cuối cùng, tin tức thu hút sự chú ý của thị trường là phát biểu của Jerome Powell ở Hội nghị Jackson Hole. Bác Jerome chơi bài túy quyền nên thị trường cũng chưa biết sắp tới sẽ như thế nào, chỉ bỏ ngỏ là đợi số liệu, tiếp tục can thiệp lãi suất nếu cần thiết. Giới đầu tư trái phiếu cũng chia làm 2 “trại”": bên AM thì bull, cho rằng yield sẽ tăng tiếp, còn hedge funds thì bảo “đỉnh rồi anh em ơi“.
Trên đây là những tổng hợp trong tuần 27Aug23 Chàng-Ngốc-Già gởi đến các các bạn. Mình biết không thể làm hài lòng được tất cả mọi người nhưng cũng mong nhận được các góp ý mang tính xây dựng để chúng ta cùng tiến bộ.
Gần đây mình cũng tích cực hơn bên X (Twitter), phải công nhận X nó mượt và sẽ là kẻ hủy diệt, sắp tới X sẽ tích hợp thêm nhiều tính năng cho những người sáng tạo nội dung. Mong các bạn share follow thêm mình ở bên này. Đủ 1k followers (organic) thì mình sẽ đăng kí tích xanh cho thoải con gà mái. Có 1 bạn quý mình, cho 1 con bot thế là nhảy lên hơn 1k ngay, nhưng mình đã không nhận.
https://twitter.com/changngocgia
Mến chúc các bạn tuần mới nhiều niềm vui, năng suất.
Chàng-Ngốc-Già.