Chàng-Ngốc-Già mến chào các bạn,
Tuần vừa qua thế giới quan tâm nhất là Hội nghị APEC ở San Francisco, Hoa Kỳ. Nhưng tâm điểm chú ý là cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Joe Binde. Với những gì đã diễn ra, giới quan sát thấy rằng giữa 2 đại ca này vẫn duy trì một mối quan hệ cạnh tranh hợp tác căng thẳng trên những lĩnh vực như kinh tế (thương mại, công nghệ), chính trị (ảnh hưởng lên các nước và khu vực khác), quân sự, ý thức hệ.
Ví dụ như chuyện Mỹ thực hiện de-risking/decoupling qua việc áp thuế (chiến tranh thương mại), giảm đầu tư Trung Quốc thể hiện rõ qua các số liệu được ghi nhận.
Thách thức của cả 2 bên là tránh những căng thẳng quá mức làm phát sinh xung đột, và cố gắng tìm ra những vấn đề chung để hợp tác như biến đổi khí hậu, kiểm soát AI. Tính ra Tập Cận Bình đã trải qua 3 đời tổng thống Mỹ, không biết có lầm bầm “mịa, bàn bạc chưa xong tụi này đã thay đổi người“.
Cuối tuần thì cả thế giới hóng drama từ OpenAI, nơi tạo ra ChatGPT. Sam Altman bất giờ bị đuổi khỏi vị trí CEO, kéo theo nhiều vị trí chủ chốt khác ủng hộ nghỉ theo, một số quan trọng còn lại cũng đưa ra tối hậu thư. Ngay lúc viết mấy dòng này vẫn chưa thấy có cập nhật mới từ đ/c X 😂.
Vấn đề gây nên drama này vẫn còn đồn đoán, nhưng xoay quanh việc ai nắm quyền lực để lèo lái sự phát triển của OpenAI, theo hướng phục vụ nhân loại (theo lời của Ilya Sutskever, chief scientist), hay business. Vấn đề trớ trêu ở chỗ ông Microsoft cũng làm business mà, xoắn não phết.
Tuần này chuyên mục the Big Picture của Project-Syndicate có bài “The Revenge of the Inflation Doves“, của nhiều học giả, nhà phân tích bàn về vai trò của Fed trong việc kiểm soát lạm phát.
Phần lớn thì cho rằng vài trò của Fed là mờ nhạt, nếu không nói là tệ: phản ứng chậm và đến lúc phản ứng thì hên “bất chiến tự nhiên thành”. Trong khi đó tăng lãi suất thì ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều nền kinh tế khác. Mà tóm lại là các nhà kinh tế luôn có 2 tay 😁.
Một thông in cũng đáng lưu ý là các nước đang phát triển nợ TQ ít nhất 1000 tỷ USD, hơn 1/2 số này đang bước vào thời kỳ đáo hạn. Điều này tạo nên một lo lắng lớn cho kinh tế toàn cầu khi các khoản vay giải cứu tăng mạnh, lãi suất trên thị trường đang cao và còn sẽ kéo dài. Vì một cái gọi là “hiệu ứng cánh bướm“, trong một môi trường và hệ thống phức tạp thì khó đoán được hệ lụy.
Giai đoạn này cũng là lúc các định chế tài chính lớn release các báo cáo outlook cho 2024, các bạn searh với từ khóa “outlook 2024“ sẽ thấy một loạt. Ví dụ bên dưới là của Goldman Sachs.
Ngày mai là 20/11, là ngày Nhà giáo Việt nam, mình xin được chúc mừng các nhà giáo. Ai cũng vậy, có 3 nguồn học quan trọng là gia đình, trường học và trường đời. Lúc mình mới đi làm, có lần nghe sếp nhắc “ba người đi cùng, tất có người là Thầy của ta“, để ý nói rằng ai cũng có cái hay để ta học hỏi.
Nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã cho thấy Giáo dục là phương thức giúp thoát khỏi đói nghèo, giáo dục là cơ hội để những người yếm thế thoát khỏi cái vòng quẩn luẩn. Các bạn đọc thêm tút trên FB của mình Ở đây
Ở Mỹ có chương trình KIPP rất hay, là the Knowledge Is Power Program. KIPP là một mạng lưới trường học công lập thuộc dạng charter trên toàn quốc tại Hoa Kỳ, nhằm mục đích giúp học sinh đến từ các gia đình thu nhập thấp đạt được thành công học thuật, bao gồm việc nhập học vào Ivy League và các trường đại học danh tiếng khác.
Chương trình này nhấn mạnh vào học thuật nghiêm ngặt, phát triển nhân cách, và hợp tác với phụ huynh cũng như cộng đồng để hỗ trợ học sinh trên suốt hành trình giáo dục của họ. Feinberg và Levin đã bắt đầu KIPP vào năm 1994, và kể từ đó, nó đã phát triển thành một mạng lưới trường học có ảnh hưởng đáng kể đến cảnh quan giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh thuộc các cộng đồng ít được phục vụ.
Sự thành công của học sinh KIPP, thường đến từ những hoàn cảnh khó khăn, trong việc nhập học vào các trường đại học hàng đầu đã được ghi nhận và chúc mừng rộng rãi.
Tuần rồi Thầy Cường có gửi email cho mình một nghiên cứu vừa mới công bố của Thầy với anh Phú, anh Ngọc Anh và bạn Minh, về chuyện sử dụng vốn không hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. Lãng phí (capital diversion) trung bình lên đến 69%, các doanh nghiệp càng nhỏ càng lãng phí. Vì vậy mà Vietnam cần đẩy mạnh hơn cổ phần hóa, và đặt tính hiệu quả của việc sử dụng vốn như một KPI.
Các bạn muốn đọc chi tiết paper thì đọc thêm Ở đây
Bây giờ thì hàng tuần, Chàng-Ngốc-Già có thêm hoạt động là show TD “tiền Dại tiền Khôn“ Đức (video), và Fin14 rèn con dùng tiền với Linh (podcast). Mong được mọi người đón nhận và góp ý để chương trình được hoàn thiện hơn.
Mến chúc các bạn tuần mới năng suất cao, nhiều năng lượng tích cực.
A+
Chàng-Ngốc-Già.