Chàng-Ngốc-Già mến chào các bạn,
Tết đã xong và chắc mọi người cũng đã quay trở lại với nhịp sống bình thường: công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội, sở thích cá nhân.
Tuần rồi mình đọc được 1 bài trên the NewYorker rất ý nghĩa, về những suy nghĩ “kinh tế học“ trong tác phẩm “How Much Land Does a Man Need?” của Tolstoy. Chuyện như thế này:
Pahóm mải mê tích tụ đất đai (bây giờ người ta gọi là bđs), càng nhiều thì thấy càng thiếu, luôn muốn tối đa lợi ích của chính mình. Một ngày nọ, nghe làng Baskhírs gần đó bán đất rẻ như cho, Pahóm mang trà, rượu và quà tặng lên đường. Điều đặc biệt là làng này bán đất theo ngày. Trong 1 ngày đi xa được tới đâu thì đất được lấy tới đó. Và như mọi người đoán được, Pahóm cố gắng đi thật nhanh thật xa. Đến lúc mặt trời chuẩn bị lặn thì vội vã quay trở lại.
Nhưng đường về thì quá xa và kiệt sức, Pahóm bị hộc máu và chết. Người hầu của Pahóm đào 1 cái hố và chôn. Đó là số đất là một người cần. Ngày nay, có hỏa táng, rải vào biển sông thì cũng chẳng cần đất nữa.
Kinh tế học hành vi giải thích đó là “hedonic treadmill” và “sunk-cost fallacy": con người chúng ta rất mau chán mục tiêu mà chúng ta đã cố gắng đạt được, để rồi đặt ra mục tiêu mới; và chúng ta hay tiếc công sức/của cải đã bỏ ra, ráng gỡ lại nhưng thực ra càng gỡ là càng bị thiệt.
Chuyện tiếp theo là phần lớn chúng ta bị thiếu “critical thinking“ nên khó nhận biết cái nào thật, cái nào đáng tin cậy. Như trên FB ồn ào xếp hạng sân bay Nội bài và chuyện năng suất lao động của Việt nam mình.
Mình có thuê bao của Blinkist nên thường xuyên đọc/đọc lại ở đây, và năm nay sẽ khai thác nguồn này nhiều hơn để gửi đến các bạn thành viên Prime.
Lấy ví dụ về cách tính trung bình thôi, mà có đến 3 cách tính phổ biến: mean. median, và mode. Khi mình đọc con số thống kê bảo là trung bình thì nó là trung bình nào? À, thêm cái harmonic mean nữa. Ví dụ cùng 1 quãng đường, chiều đi vận tốc là 60km/h, chiều về là 40km/h thì vận tốc trung bình của cả chuyến đi? Mình tin là >90% bạn có câu trả lời sai (với độ tin cậy 95% 😁).
Các quỹ đầu tư cũng “smart“ khi chọn cách công bố hiệu quả đầu tư trong một thời kỳ, cách tính hiệu quả đầu tư trung bình là geometric hay arithmetic. Ví dụ năm 1 lỗ 50%, năm 2 lời 50%, năm 3 huề vốn thì lợi nhuận trung bình là bao nhiêu.
Ngày mai mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài, nhiều người sẽ mua vàng cầu may và cũng sẽ có những người lướt sóng để kiếm lời. Văn hóa phương Đông hay có những ngày may mắn trong năm (auspicious days) và cũng đã có những nghiên cứu về trading trong những ngày này.
Như ở Trung Quốc thì người ta thấy rằng trade trong mấy ngày này phần lớn là bị thiệt. Nếu xem đó là một khoản phí cầu may thì ok hơn.
Có này vui vui hay hay chia sẻ với mọi người: "Em Thầy ơi, sao lãi suất vẫn cao mà chứng khoán Mỹ lập đỉnh, BTC tăng vù vù, có gì mâu thuẩn không?". Dễ thương hén, nhiều anh chị xưng hô với Chàng-Ngốc-Già như vậy đấy.
Mình trả lời:
dạ, kinh tế học cũng là một ngành khoa học, nhưng không giống như khoa học chính xác như lý, hóa.
1. hệ thống kinh tế phức tạp và tác động qua lại lẫn nhau (interconnectedness), Mỹ cảm cúm thì Âu cũng hắt xì dầu.
2. kinh tế học ban đầu giả định con người là hoàn toàn lý trí, luôn muốn tối đa hóa lợi ích của mình, nhưng thực ra hành vi của con người lúc ra quyết định cũng dở hơi ăn cám lợn lắm.
3. việc đo lường trong kinh tế khó, vì dữ liệu, vì tính động của các biến (dynamics), vì causality
4. các mô hình, các lý thuyết phải dựa trên một số giả định (assumptions) nào đó để đơn giản hóa, để có thể chứng minh về mặt toán học. Mà đời thì tím xanh vàng đỏ chứ không chỉ màu hồng.
5. sự vận động phát triển của xã hội, công nghệ, .., khiến cho các lý thuyết hay mô hình là đúng trong một bối cảnh, trong một thời gian nào đó nhưng không còn đúng nữa là chuyện thường ở phường. Nên các nghiên cứu cứ phải "revise" cái cũ. Ví dụ như cái eo cong Phillips về lạm phát và việc làm bị soi và làm đau đầu nhiều anh.
6. cuối cùng, kinh tế là chính trị, mà chính trị là nghệ thuật của sự có thể.
Tuần rồi mình cũng nhận được câu hỏi “Thầy ơi, Trump hay Biden đắc cử ; con voi hay con lừa lên thì kinh tế sẽ thế nào?“ thì câu trả lời là “tùy, hên xui 😁“. Tùy cái gì thì mình đã trả lời trong group Prime. Bởi vậy mà nhiều người ước mấy ông kinh tế gia chỉ có 1 tay đó (mấy ông/bà hay nói “on the one hand“ ).
Tuần rồi PS có 2 bài hay nhưng mình chưa đủ thời gian để “tiêu hóa“, để dành cho tuần tới nghen mọi người.
Why Is China Stalling Out? và What Was Capitalism?
Một tin tức quan trọng của tuần rồi đó là OpenAI tung ra em #Sora, ứng dụng AI này có thể chuyển 1 đoạn prompt thành 1 video chất lượng studio, mắt thường khó phân biệt được. Chưa kể là bên cạnh text-to-video còn là video-to-video.
Cho nên bây giờ thật giả khó lường với thông tin trên Internet, mối nguy của AI là đó. Vì vậy critical thinking ngày càng thiết yếu.
Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây, hy vọng là không quá dài và quá nhiều. Mình viết nhiều rồi mới thấy viết ngắn, xúc tích và vẫn truyền đi được thông điệp mới là khó.
Rất mong được mọi người support, ủn đít để mình tiếp tục những việc như thế này. Một việc mà mọi người có thể làm ngay là share giúp bài này hay thông tin về Chàng-Ngốc-Già.
Mến chúc mọi người một tuần mới nhiều thương yêu, năng suất cao.
Chàng-Ngốc-Già.
cmt để cho Thầy biết rằng 8h tối CN tuần nào cũng trong mong đọc bài ^^
Cảm ơn anh Trí nhiều! 🥰