Chàng-Ngốc-Già mến chào các bạn,
Tuần rồi có một sự kiện rất quan trọng là Tổng thống Mỹ Joe Biden sang thăm Việt nam, và hai nước đã nâng cấp mối quan hệ lên Chiến lược Toàn diện. Bên cạnh thông điệp rất quan trọng là tổng thống Mỹ đã nhận lời mời của TBT, thì một số hợp tác đã được đẩy lên tầm cao: công nghiệp sản xuất chip, nguyên liệu hiếm (đất hiếm). Mỹ muốn giảm sự phụ thuộc và Đài Loan và đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam. Điều mà Việt Nam phải cố gắng là đáp ứng được nguồn nhân lực. Việt Nam mình có lợi thế là truyền thống đào tạo tốt các môn cơ bản toán-lý-hóa và cần duy trì, phát huy. Việc lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ cũng nên nắm bắt được xu hướng.
Như cái chart này ở các nước G20, tỷ lệ SV theo học kỹ thuật rất ít. Các bạn trẻ học kỹ thuật không làm ở VN thì cơ hội ở trên thế giới cũng có nhiều.
Trong tuần rồi thì có Diễn đàn kinh tế Tp.HCM, chủ đề chính là kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Xu hướng này đang hot ở các nước đã phát triển, rồi lan truyền sang các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Có điều Chính phủ và doanh nghiệp cần tỉnh táo, tính toán thận trọng vì mình chưa đó điều kiện, đu theo cái game này dễ bị dính bẫy nợ nần. Mình có viết 1 bài trên báo giấy VnEconomy
Chuyện thế giới thì ngân hàng TW châu Âu ECB tăng lãi suất lần thứ 10, lên 4% và được dự báo dừng ở đây. Cũng như Mỹ thì lạm phát dai dẳng nên nếu lãi suất không tăng nữa thì cũng sẽ phải duy trì ở mức cao trong một thời gian dài.
EU bây giờ kinh tế chậm lại, các đầu tàu như Đức, Pháp, Ý thì gánh thêm vấn đề người tị nạn. Ngân sách hỗ trợ cho người tị nạn là rất lớn, mỗi năm cả tỷ euros/nước. Có bạn hỏi vì sao các nước này chịu nhận? Thật ra thì họ thiếu lao động chân tay, rồi một phần chính sách nhân đạo, không thể thấy chết mà không cứu. Nhưng khổ nỗi một tỷ lệ không nhỏ vào được EU rồi thì lười biếng, quậy phá.
Tuần rồi cũng đánh dấu mốc quan trọng khi Mexico vượt Trung Quốc, là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Quá trình này đã được chuẩn bị và bắt đầu từ 2017 khi Mỹ muốn decoupling.
Trung Quốc thì vẫn đang loay hoay tìm lối thoát, vì bệnh tích tụ khá lâu. TQ tăng trưởng mấy thập kỷ qua là nhờ đầu tư vào hạ tầng, nhất là vào xây dựng, bất động sản. Số m2 nhà ở của TQ đã đạt 40m2/người, nhiều như các nền kinh tế đã phát triển khác như Đức, Nhật. Cung nhà đã đủ (built capital stock) trước khi đạt mức thu nhập tương ứng. Nhưng khổ nỗi đầu tư và hạ tầng, xây dựng thì càng đầu tư thì biên hiệu quả càng giảm (diminishing returns). Vấn đề thứ hai của TQ là tỷ lệ tiết kiệm, khoảng 30% GDP. Nhưng lại tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: tiết kiệm chủ yếu trong nhà đất.
Tuần trước mình định chia sẻ paper về sử dụng xác suất thống kê, nhưng sợ nhiều thông tin quá, để dành cho tuần này :))
Có 2 ví dụ kinh điển là taxi cab và gambler fallacy. Các bạn tìm đọc thêm cuốn “Thingking, fast and slow” nghen.
Và để kết thúc cho newsletter tuần này, là câu chuyện về ngưỡng của niềm tin và rủi ro trong đầu tư, qua câu chuyện lừa đảo của bđs Nhật Nam. Mô thức vẫn như vây, nhưng nạn nhân là mới. Bài này đăng trên báo giấy KTSG nhưng chưa thấy online, các bạn đọc tạm ở đây giúp.
Mến chúc các bạn khỏe và có những thành tựu mới, dù nhỏ thôi. Nếu thấy các newsletter của Chàng-Ngốc-Già hữu ích, các bạn share giúp, đấy cũng là cách các bạn tạo footprint của bạn, và động viên tác giả.
Cảm ơn các bạn!
Hi a, làm sao để e có thể đọc tiếp các nội dung a đã tổng hợp nhỉ?
Cảm ơn a đã chia sẻ!
thanks a