Chàng-Ngốc-Già mến chào các bạn,
Tuần qua, lại có thêm 2 tên tuổi lớn rời khỏi thế giới này: Henry Kissinger và Charlie Munger. Với Kissigner thì vẫn còn nhiều tranh luận, người quý cũng nhiều như người căm ghét. Nhưng với Munger thì khác, phần lớn là niềm thương tiếc.
Đã có nhiều bài viết về cuộc đời và những bài học mà Munger để lại. Trong số này có thể kể đến như:
1. Học cả đời, học liên tục, áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Kiên nhẫn và kỷ luật.
3. Hiểu năng lực của bạn (Understanding Your Circle of Competence)
4. Sự chính trực (integrity)
5. Sự đơn giản (The Value of Simplicity)
6. Học từ những lỗi lầm
7. Kiểm soát rủi ro (suy nghĩ inversion): không phải câu hỏi làm thế nào để có lời, mà là làm thế nào để không chắc chắc bị lỗ/thua.
Trong tuần rồi, từ một số bài viết của Cố Hòa thượng Tuệ Sỹ, thì mình mới biết có một nhánh kinh tế là Kinh tế học Phật giáo và đây cũng là trend mà nhiều nước phát triển đang theo, kiểu như mấy nước bắc Âu chẳng nói CNXH gì mà họ chỉ làm thôi.
Kinh tế học Phật giáo là một cách tiếp cận toàn diện về phát triển kinh tế nhằm giải quyết sự mâu thuẫn giữa sự thịnh vượng kinh tế với tính bền vững môi trường và công bằng xã hội. Nó lấy cảm hứng từ các giáo lý của Phật giáo, nhấn mạnh lòng từ bi, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự tiết chế.
Nguyên tắc cốt lõi của Kinh tế Phật giáo
🫶 Sự bền vững: Kinh tế Phật giáo nhận thức được những hạn chế về tài nguyên của Trái đất và ủng hộ một lối sống hòa hợp với thiên nhiên. Nó thúc đẩy thực hành bền vững nhằm giảm thiểu thiệt hại môi trường và bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai.
🫶 Sự phụ thuộc lẫn nhau: Kinh tế Phật giáo nhận thức được rằng tất cả chúng sinh đều có sự liên kết với nhau và hành động của chúng ta có những hậu quả đối với những người khác. Nó thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ và sự tôn trọng lẫn nhau, thay vì cạnh tranh và bóc lột.
🫶 Sự tiết chế: Kinh tế Phật giáo khuyến khích sự tiết chế trong tiêu dùng và sản xuất. Nó ủng hộ một lối sống đơn giản, trọn vẹn và không bị chi phối bởi chủ nghĩa vật chất thái quá.
🫶 Hạnh phúc là sự thịnh vượng: Kinh tế Phật giáo định nghĩa hạnh phúc không phải là việc sở hữu của cải vật chất mà là việc nuôi dưỡng sự bình an và mãn nguyện bên trong. Nó thúc đẩy sự thịnh vượng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm tinh thần, thể chất, xã hội và tinh thần.
Tác động đối với chính sách kinh tế
🫶 Tái suy nghĩ về sự tăng trưởng: Kinh tế Phật giáo thách thức quan niệm rằng sự tăng trưởng kinh tế vô hạn là cần thiết hoặc mong muốn. Nó gợi ý rằng chúng ta nên ưu tiên chất lượng hơn số lượng và tập trung vào việc tạo ra một xã hội vừa thịnh vượng vừa bền vững.
🫶 Phân phối tài nguyên công bằng hơn: Kinh tế Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân phối tài nguyên và cơ hội một cách công bằng. Nó kêu gọi các chính sách giải quyết nghèo đói, bất bình đẳng và bất công xã hội.
🫶 Sản xuất và tiêu dùng tại địa phương: Kinh tế Phật giáo thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng tại địa phương, giảm sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm thiểu tác động môi trường. Nó khuyến khích các cộng đồng tự chủ và bền vững.
🫶 Lòng tỉnh thức/chánh niệm và đạo đức trong kinh doanh: Kinh tế Phật giáo ủng hộ các thực hành kinh doanh đạo đức phù hợp với các nguyên tắc Phật giáo. Nó khuyến khích các doanh nghiệp xem xét phúc lợi của người lao động, môi trường và xã hội nói chung.
Có 1 cuốn sách của Dr. Clair Brown là GS Kinh tế ở University of California, Berkeley, có 7 chương:
Chương 1: Tại sao chúng ta cần một mô hình kinh tế toàn diện
Chương 2: Kinh tế Phật giáo là gì?
Chương 3: Phụ thuộc lẫn nhau với nhau
Chương 4: Phụ thuộc lẫn nhau với môi trường của chúng ta
Chương 5: Sự thịnh vượng cho cả người giàu và người nghèo
Chương 6: Đo lường chất lượng cuộc sống
Chương 7: Bước nhảy vọt đến Kinh tế Phật giáo
Đức Phật chưa bao giờ phủ nhận nhu cầu về hàng hóa vật chất được tiêu thụ cho những đòi hỏi duy trì đời sống sinh học của con người, là cái làm nền tảng cho sự phát triển cao hơn. Không phải tất cả mọi người đều mong muốn và đều có thể đi theo con đường giải thoát tối hậu, đến thành tựu Niết bàn. Còn bị ràng buộc trong ngũ dục thì còn nhu cầu cầu tiêu dùng.
Hành xử kinh tế của một Phật tử tại gia là một hành động có mục đích nhắm đến việc thu thập của cải cụ thể cho tiêu thụ vật chất và tích lũy phước đức cho đời sống mai sau.
Quay lại với việc phát triển kinh tế đo lường trên GDP thì cũng nên cân nhắc đến những nguyên tắc cốt lõi trong Kinh tế học Phật giáo. Ví dụ như Việt nam mình mới đặt mục tiêu đến 2045 sẽ là nước có thu nhập cao. Trong khi mình đang ở nhóm LOWER-MIDDLE INCOME ECONOMIES ($1,136 TO $4,465). Ráng đến 14k thì hầu như không thể, hoặc phải đánh đổi rất rất nhiều (môi trường, bong bóng tài sản …).
Và cuối cùng là bài viết tuần này của mình đăng trên KTSG: “Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?”. Mình share 1 đoạn chính:
Các nước đang phát triển có bị “chèn ép”?
Các nước đang phát triển thường cạnh tranh thu hút FDI thông qua các chính sách ưu đãi, và thường được sử dụng nhiều nhất là các ưu đãi về thuế. Như trường hợp của Việt nam, các doanh nghiệp FDI lớn chỉ nộp thuế thu nhập trung bình ở mức 2,75%-5,95%, còn trung bình của các doanh nghiệp FDI là 12,3% trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp chung là 20%.
Nếu thực hiện thuế tối thiểu và nâng thuế suất thực tế lên 15% thì sẽ vi phạm các cam kết trước đó, bởi vì các dự án đầu tư lớn thường được đảm bảo bởi các hiệp định đầu tư, các hợp đồng riêng (private contracts) với các điều khoản riêng biệt được miễn trừ với các quy định khác. Ngoài ra, nếu các nước phát triển còn có thêm các thỏa thuận về bảo vệ nhà đầu tư thì rất khó để áp dụng Pillar 2, thay đổi các thỏa thuận đã có từ trước.
Một trong các hiệp định ưu đãi về thuế để thu hút FDI là Hiệp định đầu tư song phương (BIT), được ký kết ở cấp chính phủ. Điểm đáng chú ý là các BITs này thường bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế, theo hướng bảo vệ nhà đầu tư. Một thống kê cho thấy có hơn 2500 BITs đang có hiệu lực khắp thế giới ở thời điểm năm 2022, phần lớn gắn với các nước đang phát triển, không nằm trong nhóm các nước thành viên OECD.
Còn trong trường hợp vẫn giữ nguyên các cam kết về thuế như trước và thuế suất thực tế thấp hơn 15% thì phần thuế chênh lệch mà các tập đoàn đa quốc gia sẽ nộp về chính quốc, nơi các tập đoàn có trụ sở chính. Và như vậy thì các nước nhận đầu tư sẽ bị mất phần thu thuế có được từ Pillar 2. Tệ hại hơn, các quốc gia này còn bị đòi hỏi thêm quyền lợi để để bù đắp cho phần “thiệt hại” của các tập đoàn này.
Cuối cùng, sau 1 thời gian tìm hiểu thì mình quyết định đầu tư vào chat3.one, một platform web3 với great people (backed by Quickom). Đây là một xu hướng lớn mà mọi người nên thử trải nghiệm. Nó cũng sẽ như lần đầu mọi người biết đến email, máy tính/laptop.
Mọi người join với link này nhé: https://chat3.one/u/changngocgia?ref=688289721
Mến chúc các bạn một tuần mới nhiều sức khỏe, niềm vui !
Chàng-Ngốc-Già,